Trong quá trình làm SEO, bạn sẽ không thể tránh khỏi những thuật ngữ SEO dùng để mô tả khái niệm, thuật toán hoặc phương pháp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên sẽ rất hữu ích nếu bạn biết những thuật ngữ đó, ví như khi bạn đi trên đường mà gặp biển báo vậy. Nắm rõ trong lòng bàn tay những thuật ngữ SEO ta sẽ dễ dàng tiếp cận cũng như triển khai chiến dịch SEO hiệu quả hơn. Ngoài ra bạn còn có thể dễ dàng tiếp cận những nội dung chia sẻ của các anh em SEOer khác ở các diễn đàn, trao đổi và bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn về lĩnh vực SEO. Seosonic đã tổng hợp danh sách các thuật ngữ phổ biến và thường gặp trong quá trình tìm hiểu và triển khai SEO. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc khi gặp một thuật ngữ mới đặc biệt đối với những bạn newbie.
Danh sách các thuật ngữ SEO Onpage thường gặp
SEO thường sẽ được chia ra làm 2 loại chính đó là SEO Onpage và SEO Offpage. Tuy nhiên nếu phân loại 2 nhóm thì cũng không thể bao hàm hết các thuật ngữ khác. Vậy nên Seosonic sẽ tổng hợp chung các thuật ngữ mới nhất và rất cần thiết cho hành trang làm SEO của bạn, hãy đọc thật kỹ nhé.
SEO
Quá đơn giản, SEO chính là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là phương pháp giúp website được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm mà không cần phải chi trả cho quảng cáo.
SEO Onpage
SEO Onpage là các kỹ thuật tối ưu hóa website ngay trên chính website để nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và thu hút người dùng. Bao gồm phương pháp:
- Tối ưu hóa nội dung: Tiêu đề, thẻ meta, mô tả, nội dung chất lượng, từ khóa phù hợp.
- Tối ưu hóa kỹ thuật: Cấu trúc website, tốc độ tải trang, mobile-friendly, sitemap, robots.txt.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Dễ sử dụng, điều hướng rõ ràng, nội dung thu hút.
SEO Offpage
SEO Offpage là các cách thức tối ưu hóa website diễn ra bên ngoài trang web, nhằm mục đích nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Offpage bao gồm các hoạt động như:
- Xây dựng backlink: Thu hút liên kết chất lượng từ các website uy tín trỏ về website của bạn, thể hiện sự tin tưởng và liên quan.
- Tăng độ phổ biến: Lan tỏa thương hiệu và nội dung website đến nhiều người dùng hơn qua các kênh khác nhau.
- Tăng cường tương tác: Khuyến khích người dùng chia sẻ, bình luận và đánh giá về website trên mạng xã hội.
SERPs (Trang kết quả tìm kiếm)
SERPs là viết tắt của Search Engine Results Page, nghĩa là trang kết quả tìm kiếm. Khi bạn nhập một từ khóa vào công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… nó sẽ hiển thị các URL có liên quan đến từ khóa đó trên SERPs.
Keyword
Là những từ hoặc cụm từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin trên công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing,… Có nhiều loại keyword khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và vai trò riêng trong SEO. Một số loại keyword phổ biến bao gồm: keyword chính, keyword phụ, keyword đuôi dài (long tail keyword).
Keyword đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trên website của bạn. Từ đó mà website có khả năng hiển thị ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm cho những người dùng đang tìm kiếm đến keyword đó. Ngoài ra với việc xuất hiện ở vị trí cao, kết hợp với việc có nhiều keyword cùng xếp hạng cao thì sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn.
Long Tail Keyword
Long Tail Keyword (LKW) là thuật ngữ SEO chỉ các cụm từ khóa dài, thường từ 3 từ trở lên, mô tả chi tiết ý định tìm kiếm của người dùng. Sử dụng từ khóa dài giúp ta có chiến lược thu hút traffic hợp lý hơn là sử dụng các từ khóa ngắn, có độ cạnh tranh cao. Lợi ích sử dụng LKW trong SEO:
- Mức độ cạnh tranh thấp: Dễ dàng xếp hạng cao hơn so với từ khóa ngắn.
- Tỷ lệ chuyển đổi cao: Người dùng sử dụng LKW thường có ý định mua hàng cao hơn.
- Thu hút lưu lượng truy cập: LKW giúp thu hút nhiều người dùng tiềm năng hơn những từ khóa ngắn.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Nội dung tối ưu hóa LKW đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm.
- Tăng độ đa dạng từ khóa: LKW bổ sung cho từ khóa chính, giúp website tiếp cận nhiều người dùng hơn.
Keyword Research
Đây có thể là nền tảng cho mọi chiến dịch SEO, là nền móng để chúng ta có định hướng tốt nhất sau này. Keyword research là quá trình mà chúng ta xác định khách hàng mục tiêu, xác định chủ đề nội dung mà chúng ta cung cấp để từ đó lựa chọn ra bộ từ khóa phù hợp.
Keyword density
Mật độ từ khóa (Keyword density) là tỷ lệ phần trăm số lần xuất hiện của một từ khóa cụ thể trong một trang web so với tổng số từ trên trang đó. Mật độ từ khóa thường không có con số cụ thể, tùy vào người viết nội dung mà ta phân bổ từ khóa, đặt vào các ngữ cảnh sao cho thật tự nhiên để tối ưu cho bài viết.
Redirect 301
Là thuật ngữ SEO dùng để chỉ cách làm cho website chuyển hướng người dùng truy cập đến một website khác. Khi sử dụng Redirect 301, tất cả lưu lượng truy cập và xếp hạng SEO của trang web cũ sẽ được chuyển sang trang web mới. Vậy khi nào nên sử dụng Redirect 301? Sẽ thường rơi vào 3 trường hợp sau:
- Thay đổi tên miền website
- Xóa một trang web nhưng muốn giữ lại nội dung của nó.
- Kết hợp hai trang web thành một trang web duy nhất.
Error 404
Là một thuật ngữ SEO hiển thị mã phản hồi của máy chủ website báo cho người dùng rằng trang web mà họ đang truy cập không được tìm thấy. Ta sẽ hay bắt gặp lỗi này ở các trường hợp như:
- Trang web đã bị xóa
- URL sai
- Lỗi máy chủ
- Liên kết hỏng
Và đương nhiên đây là một lỗi có thể ảnh hưởng lớn tới SEO vì nó khiến người dùng có trải nghiệm không tốt khi truy cập website của bạn. Từ đó khiến lưu lượng truy cập bị giảm, dẫn tới hệ quả là công cụ tìm kiếm đánh giá thấp trang web và giảm thứ hạng website của bạn.
Index
Là một thuật ngữ SEO chỉ quá trình thu thập dữ liệu về các trang web và lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… Mục đích của việc lập chỉ mục là giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ về nội dung và cấu trúc của trang web, giúp xếp hạng các trang web và từ đó người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.
Title
Được gọi là Tiêu đề, hay còn được gọi là thẻ tiêu đề, meta title hoặc tiêu đề meta, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nó xuất hiện trên thanh tiêu đề của trình duyệt, trong kết quả tìm kiếm và trên mạng xã hội, góp phần thu hút sự chú ý của người dùng và tác động trực tiếp đến thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).
Meta description
Còn được gọi là thẻ mô tả meta, xuất hiện ngay bên dưới tiêu đề trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), thẻ meta description đóng vai trò như lời tóm tắt ngắn gọn, súc tích nhưng khơi gợi sự tò mò và thúc đẩy người dùng nhấp chuột khám phá nội dung. Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), góp phần nâng cao hiệu quả thu hút người dùng truy cập website.
Sitemap
Sitemap, hay Sơ đồ trang web, đóng vai trò công cụ đắc lực trong việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động SEO cho website. Thường được hiển thị dưới dạng tệp tin XML, tệp tin này liệt kê đầy đủ danh sách các trang quan trọng, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập và lập chỉ mục trang một cách chính xác. Nhờ vậy, website của bạn có cơ hội xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm, thu hút lượng truy cập tiềm năng gia tăng.
Thẻ Alt
Thẻ alt, hay còn được gọi là thẻ mô tả hình ảnh, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm (SEO) và nâng cao trải nghiệm người dùng. Mục đích khi tối ưu thẻ Alt đó là nó sẽ giải thích nội dung hình ảnh khi mà trình duyệt web không thể hiển thị hình ảnh do lỗi kỹ thuật, nhờ vậy mà những người khiếm thị khi sử dụng các công cụ đọc văn bản dễ dàng hình dung ra nội dung trên trang web của ta.
Anchor text
Hay còn gọi là văn bản neo, text link, hoặc link label, là phần văn bản có thể nhìn thấy được trong một siêu liên kết (hyperlink). Khi người dùng nhấp vào Anchor Text, họ sẽ được chuyển hướng đến trang web/URL được liên kết. Anchor text được ứng dụng rất nhiều vì tầm quan trọng của nó trong SEO:
- Cung cấp thông tin về nội dung trang web: Anchor Text mô tả chính xác nội dung của trang web mà nó liên kết đến, giúp người dùng hiểu rõ hơn về trang đích trước khi truy cập.
- Tăng thứ hạng SEO: Việc sử dụng Anchor Text có chứa từ khóa mục tiêu một cách phù hợp và tự nhiên có thể góp phần nâng cao thứ hạng trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).
- Thu hút lưu lượng truy cập: Anchor Text hấp dẫn, thu hút sẽ khuyến khích người dùng nhấp chuột và truy cập trang web, gia tăng lượng truy cập hữu ích.
- Xây dựng liên kết nội bộ: Anchor Text được sử dụng để tạo lập liên kết nội bộ giữa các trang web trong cùng một website, hỗ trợ người dùng di chuyển dễ dàng, cải thiện trải nghiệm người dùng (UX).
Canonical
Thẻ Canonical, trong đoạn mã HTML đầy đủ: “rel=canonical”, là một thành phần quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nhờ thẻ Canonical, các website có thể thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng phiên bản nào là chính thức của một trang web khi xuất hiện nhiều trang có nội dung tương đồng hoặc trùng lặp. Điều này giúp giải quyết được lỗi nội dung trùng lặp trên trang và giúp ta chủ động chọn phiên bản nào của trang được ưu tiên xếp hạng.
Internal link
Internal Link, hay còn gọi là liên kết nội bộ, đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), góp phần nâng tầm website của bạn lên một vũ trụ mới. Giống như những cây cầu nối liền các hòn đảo thông tin, internal link giúp kết nối các trang web khác nhau thuộc cùng một tên miền, tạo nên một mạng lưới thông tin logic, dễ dàng điều hướng và thân thiện với cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp cấu trúc website rõ ràng hơn về chủ đề mà nó muốn nói.
External link
Là thuật ngữ chỉ các liên kết ngoài, là những liên kết trên website của bạn dẫn đến các website khác. Việc biết cách sử dụng external link hợp lý sẽ giúp ta có tín hiệu tốt đối với công cụ tìm kiếm, tăng cường độ tin cậy của website. Ví dụ như khi bạn viết nội dung về một điều gì đó, và bạn dẫn chứng bằng một đường link tới website khác có độ uy tín cao hơn đã nói về điều đó (có thể các nguồn từ Google.com, Wikipedia,..) thì nội dung trên trang bạn càng được củng cố và có sự tin cậy rất lớn.
Technical
Được gọi là SEO kỹ thuật, đóng vai trò nền tảng trong việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của website trên các công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật của website để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và hiểu rõ hơn về nội dung website. Có thể kể đến vài yếu tố như tốc độ tải trang, bảo mật, giao diện thiết bị di động, cấu trúc website,…
SEO Audit
Là tên gọi của quá trình kiểm tra, đánh giá các yếu tố SEO cần tối ưu, dựa trên các tiêu chí liên quan đến content, onpage, offpage. Quá trình này là cần thiết, vì nó giống như chúng ta khám bệnh cho website vậy. Audit website giúp ta có cái nhìn bao quát tổng thể về website, từ đó đưa ra các chiến lược để cải thiện.
Schema markup
Đây là một thuật ngữ SEO mà chúng ta ít gặp, tuy nhiên đóng vai trò khá quan trọng trong SEO Offpage. Được gọi là đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, là một kỹ thuật SEO tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiển thị website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo. Nhờ áp dụng Schema Markup hiệu quả, website của bạn sẽ được cung cấp thêm thông tin ngữ cảnh chi tiết, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và phân loại nội dung một cách chính xác, từ đó nâng cao thứ hạng hiển thị và thu hút lượng truy cập một cách tự nhiên.
Sử dụng Schema, ta có thể khai báo cho công cụ tìm kiếm về các thông tin khác nhau như:
- Thông tin doanh nghiệp: Giới thiệu tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa,… giúp khách hàng dễ dàng liên hệ và tìm kiếm.
- Sự kiện: Cung cấp thông tin về ngày giờ, địa điểm, mô tả,… thu hút người dùng tham gia.
- Sản phẩm: Hiển thị tên, giá cả, hình ảnh, mô tả chi tiết,… giúp khách hàng so sánh và mua sắm dễ dàng.
- Đánh giá: Hiển thị xếp hạng, nội dung đánh giá từ người dùng, tăng độ tin cậy cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Công thức nấu ăn: Cung cấp nguyên liệu, hướng dẫn nấu ăn, hình ảnh món ăn,… thu hút người yêu thích ẩm thực.
400: Bad Request
Lỗi này thể hiện server của website bạn đang truy cập vào không thể chạy lúc này hoặc có thay đổi ở dữ liệu server. Người dùng cần refresh (F5) trang để xem có thể truy cập vào không hoặc kiểm tra kỹ lại liên kết của website.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác để kiếm hoa hồng khi có người mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu của bạn. Trong SEO, Affiliate Marketing đóng vai trò như một công cụ kiếm tiền hiệu quả từ việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ qua lượt click liên kết.
Google Analytics
Google Analytics (GA) là công cụ phân tích website miễn phí do Google cung cấp, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). GA mang đến cho bạn kho tàng dữ liệu quý giá về hành vi người dùng, giúp bạn hiểu rõ hơn về:
- Lượng truy cập: Số lượng người truy cập website, thời gian truy cập, trang truy cập, v.v.
- Nguồn truy cập: Người dùng đến từ đâu (mạng xã hội, email, tìm kiếm, v.v.)
- Hành vi người dùng: Mọi tương tác trên website (click, xem video, tải tệp, v.v.)
- Hiệu quả SEO: Hiệu quả của các chiến dịch SEO, từ khóa tìm kiếm, v.v.
Bounce Rate
Là thuật ngữ SEO nói về tỷ lệ phần trăm người truy cập vào một trang web và rời đi mà không tương tác với bất kỳ nội dung nào khác trên trang đó. Nói cách khác, họ chỉ xem một trang duy nhất và sau đó rời đi.
Ví dụ:
- Nếu trang web của bạn có tỷ lệ thoát là 50%, nghĩa là 50% người truy cập chỉ xem một trang và rời đi.
- Nếu tỷ lệ thoát là 80%, nghĩa là 80% người truy cập chỉ xem một trang và rời đi.
Broken Links
Còn gọi là liên kết hỏng, liên kết chết, là những liên kết trên trang web dẫn đến trang khác không còn tồn tại. Khi người dùng nhấp vào liên kết hỏng, họ sẽ gặp thông báo lỗi 404 hoặc trang không tồn tại.
Tác hại của Broken Links:
- Gây trải nghiệm người dùng kém: Người dùng sẽ cảm thấy thất vọng và khó chịu khi nhấp vào liên kết gãy.
- Làm giảm thứ hạng SEO: Google đánh giá thấp các trang web có nhiều liên kết hỏng.
- Tăng tỷ lệ thoát trang: Người dùng có thể thoát khỏi trang web của bạn ngay lập tức nếu họ nhấp vào liên kết hỏng.
Cache
Cache trong trình duyệt là việc lưu trữ tạm thời các tệp tin tĩnh của trang web như hình ảnh, CSS, JavaScript, v.v. trên thiết bị của người dùng khi họ truy cập trang web. Việc lưu trữ cache giúp tăng tốc độ tải trang cho các lần truy cập sau vì trình duyệt không cần tải xuống lại các tệp tin này từ máy chủ.
Lợi ích của cache trong SEO:
- Tăng tốc độ tải trang: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO.
- Giảm tải cho máy chủ: Khi người dùng truy cập trang web, máy chủ sẽ không cần xử lý tất cả các yêu cầu cho các tệp tin tĩnh.
- Tiết kiệm băng thông: Người dùng sẽ sử dụng ít băng thông hơn khi truy cập trang web.
Clickbait
Tên tiếng Việt: “mồi nhử click”, là chiến lược Content Marketing sử dụng tiêu đề, mô tả hoặc hình ảnh gây sốc, tò mò để thu hút người dùng nhấp vào liên kết. Mục đích chính là tăng lưu lượng truy cập cho website. Đặc điểm:
- Tiêu đề giật gân, cường điệu, thậm chí lừa đảo.
- Nội dung không tương xứng với tiêu đề.
- Sử dụng dấu chấm than, câu hỏi, số liệu gây chú ý.
Crawler
Crawler, còn gọi là con nhện, là chương trình tự động do công cụ tìm kiếm như Google sử dụng để thu thập thông tin từ các trang web. Có vai trò đảm nhận việc:
- Khám phá nội dung mới: Crawler theo dõi các liên kết để tìm trang web mới và cập nhật.
- Lập chỉ mục: Crawler lưu trữ thông tin về trang web, bao gồm nội dung, tiêu đề, hình ảnh, v.v.
- Đánh giá thứ hạng: Crawler cung cấp dữ liệu để công cụ tìm kiếm xếp hạng trang web
Cost Per Click – CPC
CPC (Cost Per Click) là số tiền mà nhà quảng cáo thanh toán cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của họ. Đây là một mô hình thanh toán phổ biến trong quảng cáo trực tuyến, bao gồm cả SEO.
Cách thức hoạt động:
- Nhà quảng cáo đặt giá thầu cho các từ khóa họ muốn nhắm mục tiêu.
- Khi người dùng tìm kiếm từ khóa đó, quảng cáo của nhà quảng cáo có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).
- Nếu người dùng nhấp vào quảng cáo, nhà quảng cáo sẽ phải trả tiền cho lần nhấp chuột đó.
Deep Link
Deep Link (liên kết sâu) là loại liên kết đưa người dùng trực tiếp đến vị trí cụ thể trong website thay vì trang chủ website. Ví dụ cụ thể là dichvuseodanang.com/thuat-ngu-seo thay vì dichvuseodanang.com.
Vai trò:
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Dẫn dắt người dùng đến nội dung họ quan tâm nhanh chóng.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Thu hút người dùng thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký…).
- Theo dõi hiệu quả chiến dịch: Phân tích hành vi người dùng từ các nguồn truy cập khác nhau.
- Tăng thứ hạng SEO: Là yếu tố xếp hạng tiềm năng trong SEO ứng dụng.
Ví dụ các trường hợp hay sử dụng deeplink:
- Quảng cáo Facebook: Deep link đưa người dùng đến sản phẩm được quảng cáo trong ứng dụng.
- Email Marketing: Deep link dẫn người dùng đến trang chi tiết sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi.
- Mã QR: Deep link mở ứng dụng và hiển thị nội dung liên quan.
Domain
Được gọi là tên miền, nếu ví hosting là mảnh đất thì domain là địa chỉ nhà của bạn. Là địa chỉ mà mọi người sẽ dùng để truy cập vào website. Chúng ta có thể sử dụng domain miễn phí hoặc trả phí, tuy nhiên Seosonic khuyến khích bạn nên dùng trả phí vì có các đuôi .com, .net, .vn,… giúp tên miền uy tín hơn và dễ dàng ghi nhớ.
Domain Authority và Domain Rating
Domain Authority (DA) và Domain Rating (DR) đều là điểm số dự đoán khả năng xếp hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google, DA do công ty Moz phát triển và DR thì do công ty Ahrefs tạo ra. Cả hai thông số điểm này dựa trên hơn 40 tiêu chí, một vài tiêu chí nổi bật có thể kể đến như:
- Số lượng và chất lượng backlink: Backlink từ trang web uy tín có DA cao giúp tăng DA cho website.
- Lịch sử và độ tin cậy của domain: Domain lâu đời, ít bị phạt sẽ có DA cao.
- Nội dung chất lượng cao: Nội dung hữu ích, độc đáo thu hút người dùng và tăng DA.
- Tốc độ tải trang nhanh: Website tải nhanh giúp tăng trải nghiệm người dùng và DA.
- Tối ưu hóa website cho thiết bị di động: Website thân thiện với di động có DA cao hơn
Duplicate content
Duplicate content (nội dung trùng lặp) là vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến SEO website. Xảy ra khi nội dung xuất hiện trên nhiều URL, dù là trong cùng website hay website khác. Điều này làm website bị giảm thứ hạng SEO vì công cụ Google đánh giá mất uy tín với người dùng. Thường nguyên nhân đến chủ yếu từ nội dung sao chép hay vô tình trùng lặp, sử dụng các công cụ tạo content tự động.
Traffic
Được dùng để chỉ số lượng người dùng truy cập website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Có 2 loại traffic theo như Google phân loại:
- Organic traffic: Là những luồng truy cập thông qua các kết quả tìm kiếm mà không phải tốn tiền chi trả quảng cáo nội dung website. Các công cụ tìm kiếm đánh giá cao lượng traffic này vì chứng tỏ nội dung cung cấp cho khách hàng rất tốt.
- Direct traffic: Là những lượt truy cập trực tiếp trên thanh địa chỉ của trình duyệt mà không qua bất kỳ các kênh trung gian nào cả. Đây thường là những khách hàng đã biết đến và sử dụng dịch vụ của thương hiệu bạn, là nhóm khách hàng có tỉ lệ chuyển đổi cao như Organic traffic.
- Paid traffic: Là những luồng truy cập thông qua quảng cáo trên Google hoặc các nền tảng quảng cáo mạng xã hội khác.
- Social traffic: Là lượng traffic đến từ các mạng xã hội, thông qua các bài chia sẻ ở các diễn đàn hoặc trang cá nhân, người dùng click vào link dẫn về website.
- Email traffic: Là những lượt truy cập tới từ các chiến dịch Email Marketing, giúp đo lường liệu chiến dịch đó có hiệu quả hay không.
Web 2.0
Web 2.0 là thế hệ internet hiện tại, tập trung vào người dùng, tương tác cao, dựa trên đám mây, dễ sử dụng và đề cao tính cộng đồng. Ví dụ như Facebook, Instagram, YouTube, Wikipedia,… Có các đặc điểm dễ nhận biết như:
- Người dùng chủ động tạo và chia sẻ nội dung, tương tác với nhau.
- Nền tảng mạng xã hội, diễn đàn, blog,… phát triển.
- Ứng dụng web lưu trữ trên đám mây, truy cập mọi nơi.
- Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng.
- Khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin, tạo cộng đồng trực tuyến.
PBN (Private blog network – tên miền cũ)
Đây là những tên miền có tuổi đời rất lâu, ta sẽ mua về và xây dựng lại nội dung cho nó để có thể làm một site vệ tinh cho website chính, hay còn gọi là chiến lược Link Building. Nếu có thể bạn hãy chọn những site cùng lĩnh vực, kiểm tra độ trust, điểm DA DR, traffic để lọc ra một vệ tinh tốt nhất, kéo sức mạnh đổ về cho website chính.
Backlink
Là thuật ngữ SEO chỉ những liên kết trên các website khác trỏ về website của bạn. Backlink có thể ở nhiều dạng như:
- Guest post: Viết bài chất lượng cao cho các website khác và đặt backlink về website của bạn trong bài viết.
- Tham gia diễn đàn: Tham gia các diễn đàn liên quan đến lĩnh vực của bạn và đặt backlink trong chữ ký hoặc các bài viết của bạn.
- Mạng xã hội: Chia sẻ nội dung của bạn trên mạng xã hội và khuyến khích người khác liên kết đến website của bạn.
- Infographic: Tạo infographic chất lượng cao và chia sẻ nó trên các website khác, nhúng backlink về website của bạn.
Backlink đóng vai trò quan trọng như phiếu bầu cho website của bạn. Càng có nhiều backlink chất lượng cao từ các website uy tín trỏ về, website của bạn càng được Google đánh giá cao và xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
Disavow Backlink
Disavow Backlinks là công cụ trong Google Search Console giúp bạn “từ chối” những backlink xấu trỏ về website của bạn. Việc disavow giúp website tránh khỏi các hình phạt của Google do backlink xấu gây ra.
Khi nào nên disavow backlinks:
- Website có nhiều backlink từ website chất lượng thấp, website spam hoặc website không liên quan.
- Website nhận được thông báo manual penalty từ Google do backlink xấu.
- Website có thứ hạng SEO giảm sút bất thường.
Link Building
Còn gọi là xây dựng liên kết, là thuật ngữ SEO thể hiện kỹ thuật quan trọng được sử dụng để tăng số lượng và chất lượng của các liên kết từ các trang web khác (hay còn gọi là backlink) trỏ về website của bạn. Mục đích của phương pháp này là giúp tạo ra dấu hiệu để đánh giá sự uy tín và tầm quan trọng của website. Nếu website của bạn có được nhiều backlink từ các website uy tín trỏ về thì thứ hạng của website bạn trên trang kết quả tìm kiếm càng cao
Trên đây chỉ bao gồm những thuật ngữ SEO thông dụng mà bạn sẽ hay gặp phải trong quá trình làm SEO, hy vọng bạn sẽ có được kiến thức mà bản thân tìm kiếm. SEO luôn là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ, khi mà các công cụ tìm kiếm càng ngày thông minh hơn, chúng ta cần phải tự cập nhật các phương pháp tối ưu sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn đang lăn tăn về cách làm SEO chuẩn chỉnh lên TOP thì hãy liên hệ ngay Seosonic để được tư vấn liền nhé.