Domain Authority là gì? Bạn có bao giờ thắc mắc lý do một số trang web luôn xuất hiện ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm, có được lượng truy cập rất lớn, trong khi website của mình thì dù đã nỗ lực tối ưu hóa nội dung theo như Google đưa ra nhưng thứ hạng vẫn lẹt đẹt? Bí quyết nằm ở đâu? Câu trả lời chính là Domain Authority (DA) – thước đo uy tín và sức mạnh của website trong mắt Google. Hãy cùng Seosonic tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Domain Authority là gì?
Domain Authority, theo như giải thích bởi Moz, dự đoán khả năng một trang web được xếp hạng trong trang kết quả tìm kiếm. Điểm Domain Authority thường dao động từ 1 đến 100, điểm càng cao tương ứng với vị trí xếp hàng càng cao.
Nói đơn giản hơn thì Domain Authority là thang điểm đánh giá mức độ uy tín của một website, dao động từ 1 đến 100 điểm. Nếu website bạn có điểm số càng cao thì khả năng website xuất hiện ở vị trí thuộc top đầu trang kết quả tìm kiếm càng lớn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các anh em làm SEO chúng ta luôn quan tâm và là thước đo cho sự thành công của dự án
=> Tham khảo bảng giá dịch vụ seo đà nẵng của SEO SONIC của chúng tôi với giá rẻ nhất 2025 !
Cách tính Domain Authority là gì?
Theo như chuyên trang Moz giải thích, điểm DA (Trong bài này ta sẽ dùng từ viết tắt DA thay cho cụm từ Domain Authority nhé) được dựa trên dữ liệu thu thập từ công cụ “Link Explorer web index” (Chỉ mục web Link Explorer) và sử dụng hàng chục yếu tố có thể ảnh hưởng trong tính toán của công cụ. Các yếu tố có thể kể đến như:
- Backlink chất lượng: Backlink từ các website uy tín, có liên quan đến lĩnh vực mà nội dung bạn hướng đến sẽ giúp công cụ đánh giá điểm DA cao.
- Tuổi đời website: Đương nhiên những tên miền lâu năm, được xây dựng chỉnh chu sẽ có điểm cao hơn đối với những website có tên miền mới dưới 1 năm.
- Nội dung website: Những nội dung cung cấp đúng ý định tìm kiếm người dùng, hữu ích và tối ưu hóa tốt cho công cụ tìm kiếm sẽ góp phần giúp tăng điểm DA.
**Lưu ý: Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý là Domain Authority không phải là số liệu được Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm và không ảnh hưởng đến trang hiển thị kết quả tìm kiếm. Điểm DA chỉ mang tính chất dự đoán khả năng mà vị trí website có thể đạt được trong trang kết quả tìm kiếm mà thôi.
Làm thế nào để kiểm tra Domain Authority?
Rất đơn giản, bạn có thể kiểm tra Domain Authority qua những công cụ SEO miễn phí của Moz như: Link Explorer, MozBar hoặc sử dụng tính năng SERP Analysis của Keyword Explorer. Và chỉ số DA cũng được tích hợp vào rất nhiều công cụ SEO và Marketing khác để bạn có thể tiện theo dõi và nghiên cứu.
So sánh sự khác nhau giữa Domain Authority và Page Authority
Có thể nhiều bạn đang nhầm giữa Domain Authority và Page Authority (PA), đây là 2 chỉ số khác nhau hoàn toàn. Khác với DA, Page Authority (PA) là điểm số đánh giá khả năng xếp hạng của một trang cụ thể thuộc website. Với mức thang điểm cũng từ 1 đến 100, cũng được dựa trên các yếu tố giống như DA, nhưng chỉ xét trong phạm vi trang đó chứ không phải là toàn bộ website.
Sau đây là bảng so sánh giữa Domain Authority và Page Authority:
Tiêu chí |
Domain Authority |
Page Authority |
Mục đích | Đánh giá khả năng xếp hạng của toàn bộ website | Đánh giá khả năng xếp hạng của một trang cụ thể |
Phạm vi | Áp dụng cho toàn bộ website | Áp dụng cho từng trang web |
Yếu tố đánh giá | Bao gồm hơn 50 yếu tố khác nhau | Tương tự Domain Authority nhưng tập trung vào trang web cụ thể |
Ảnh hưởng | Ảnh hưởng đến thứ hạng của tất cả các trang web trên website | Ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của trang web cụ thể |
Domain Authority “chuẩn nhà người ta” là như thế nào?
Thông thường, các trang web có số lượng lớn backlink chất lượng, ví dụ điển hình như các trang báo chí, trang forum, các thương hiệu lớn,… luôn có điểm DA cao ngất ngưởng trên 50 với lượng backlink chất lượng lên tới hàng nghìn link. Tuy nhiên như đã nói ở trên, bạn nên lấy thông số này là thước đo để so sánh các website hơn là tiêu chí xếp hạng.
Những website mới luôn có điểm DA bắt đầu từ 1, và có thể đạt tới 30 khá dễ dàng. Nhưng để từ trên 50 thì đó là một câu chuyện khác, là cả một kế hoạch bài bản từng bước để có thể tạo nội dung trên website chất lượng, được các website khác nhắc đến thương hiệu từ đó tạo ra tín hiệu để công cụ thu thập. Hãy kéo xuống để nắm ngay các bước giúp tăng điểm DA nhé!
Checklist tăng Domain Authority
Bởi vì dữ liệu thu thập để tính điểm DA có rất nhiều yếu tố nên ta không có cách nào tác động trực tiếp để tăng điểm DA. Tuy vậy ta vẫn có một “checklist” tương đối các công việc mà ta có thể làm để cải thiện điểm DA này, tất cả các yếu tố dưới đây đều được Moz khuyến khích thực hiện.
Bắt đầu với tên miền
Đây là việc bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi xuống tiền mua một tên miền. Tiêu chí là tên miền cần phải thể hiện được:
- Thương hiệu
- Lĩnh vực mà website hướng đến
- Đuôi .com hoặc theo quốc gia mà bạn triển khai
Lưu ý là tên miền cần phải dễ nhớ dễ liên tưởng để khách truy cập có thể dễ dàng tìm lại trang web. Trong trường hợp tên miền mà bạn muốn đã có người khác sử dụng thì có thể tạo dài ra chút, tuy nhiên không nên quá dài. Có thể ví dụ về website của Seosonic, website của tôi hướng đến dịch vụ SEO ở Đà Nẵng, đương nhiên tên miền không thể phù hợp hơn đó chính là dichvuseodanang.com.
Tối ưu hóa On-Page
Tối ưu SEO cũng chính là tối ưu điểm Domain Authority. Bạn cần phải làm chuẩn các bước tối ưu SEO để công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu và xếp hạng nội dung của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Từ các yếu tố như Heading, thẻ alt,… cho đến URL của trang. Ví dụ như sử dụng thẻ strong để in đậm các từ khóa, giúp Bot Google hiểu được bài viết đang nhấn mạnh về chủ đề gì. URL của trang cũng cần được ngắn gọn, không nên phân tầng quá nhiều dẫn tới không được tối ưu.
Xây dựng cụm chủ đề
Hay còn gọi là xây dựng Topic Cluster, là một phương pháp SEO đang rất được các anh em trong ngành triển khai. Việc cải thiện điểm DA thường quá chú trọng vào Backlink nhưng yếu tố Internal Link lại quan trọng không kém. Việc bạn xây dựng được nội dung xung quanh một cụm chủ đề cụ thể sẽ được đánh giá tốt cho trải nghiệm người dùng, giúp người đọc tìm kiếm được thông tin mà họ muốn. Từ đó dẫn tới các chỉ số như Time on Site (thời gian ở trên trang web), Bounce Rate (tỷ lệ thoát) được cải thiện đáng kể.
Có thể ví dụ cụ thể ở Seosonic, tất cả bài viết đều được xoay quanh một chủ đề nào đó. Ở bài Domain Authority là gì, bạn sẽ thấy các liên kết nội bộ dẫn ra các bài khác như SEO là gì?,… nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan cho người đọc. Và lưu ý rằng khi sử dụng liên kết nội bộ (Internal Link), bạn nên để tag như sau để có thể đạt hiệu quả tốt nhất về chỉ số Time on Site:
Tối ưu giao diện mobile
Câu cửa miệng khi tối ưu giao diện của các anh em lập trình: “Mobile first”. Đúng là như vậy, có mối liên kết sâu xa giữa điểm DA và việc tối ưu giao diện Mobile. Như Seosonic đã phân tích ở trên, thời gian tương tác trên trang phản ánh trải nghiệm người dùng. Việc bạn tối ưu giao diện mobile cho website sẽ giúp người dùng khi truy cập bằng điện thoại cảm thấy thoải mái tìm kiếm và đọc thông tin, không bị hạn chế các chức năng, góp phần tối ưu UX người dùng. Điều này tốt cho SEO và cũng góp phần cải thiện điểm DA của bạn.
Tăng tốc độ tải trang
Cũng là bước tiếp theo trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Một website tốt là một website không làm người đọc chờ đợi quá lâu trong việc tải nội dung. Việc thoát trang vì tải lâu sẽ làm tăng chỉ số Bounce Rate, đây là điều chúng ta không hề muốn chút nào.
Thông thường thời gian tải trang được cho là tốt sẽ rơi vào từ dưới 3s, từ trên 6s được cho là kém. Thường những tài nguyên ảnh trên trang sẽ kéo dài thời gian tải trang lần đầu. Ta có thể áp dụng thủ thuật Lazy load đối với hình ảnh trên trang để giảm First Contentful Paint (thời gian mà nội dung đầu tiên của trang hiển thị) xuống thời gian thấp nhất.
Kiểm tra ngay website của bạn xem thời gian tải trang của bạn là bao lâu bằng công cụ PageSpeed được phát triển bởi Google. Ngoài việc cho biết số điểm đánh giá tốc độ tải trang, công cụ còn cho ta biết các vấn đề ảnh hưởng tới tốc độ tải trang và hướng khắc phục, từ đó bạn sẽ dễ dàng đưa ra giải pháp cải thiện. Tối ưu tốc độ tải trang cũng chính là cách tối ưu điểm Domain Authority của bạn.
Link Building giúp tăng đáng kể Domain Authority
Đúng vậy, công cụ đánh giá của Moz dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập về nhiều yếu tố trong đó Backlink có vai trò đóng góp rất lớn. Một trang web có hàng nghìn lượt nhắc đến (mention) đương nhiên sẽ uy tín hơn so với những website mà chẳng ai biết đến cả. Nhưng nói vậy không phải là bạn đi spam gắn backlink về website bạn mà không xét các yếu tố như cùng lĩnh vực, mức độ uy tín cao, nội dung trang đó được triển khai bài bản.
Có rất nhiều loại backlink, từ có phí đến miễn phí. Những backlink có phí thường là những bài bạn đặt trên website của người khác (Guest Post) hay những bài giới thiệu danh sách (Top list). Những backlink miễn phí sẽ là những liên kết từ các mạng xã hội, các diễn đàn thông qua các bài đăng chia sẻ, dẫn người đọc về website để tìm hiểu thêm thông tin.
Nhưng bạn cần nên lưu ý rằng việc xây dựng backlink (hay còn gọi là Link Building) là một quá trình lâu dài và cần lên kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn điểm DA. Tránh các hình thức mua backlink hay trao đổi backlink nhằm tạo tín hiệu giả, điều này Google sau mỗi lần cập nhật thuật toán sẽ quét thấy và phạt website của bạn.
Loại bỏ liên kết xấu và độc hại
Vì Backlink và Internal Link là những yếu tố quan trọng đến điểm DA mà ta vừa phân tích trên nên ta cần phải thường xuyên xem lại các liên kết của mình để tránh những liên kết hỏng (Error 404) hoặc độc hại (cờ bạc, cá độ,…). Sử dụng tính năng Link Manager của SEOPressor để dễ dàng kiểm tra hơn.
Thắc mắc về điểm Domain Authority thường gặp
Sau 3 tháng mà điểm Domain Authority của tôi vẫn dưới 10 thì có phải là bình thường?
Thật ra không có mốc quy định thời gian nào cho việc mất bao lâu để đạt con số cụ thể. Tùy vào kế hoạch và thời gian triển khai của bạn.
Seosonic có thể ví dụ cụ thể như chúng tôi thường dành 2 tháng đầu để triển khai giao diện, setup onpage chỉnh chu, đồng thời lên bài viết tầm 50 bài để sang tháng thứ 3 mở Bot. Lúc đó tùy vào nội dung mà chúng tôi cung cấp mà điểm DA sẽ tăng từ 5-15 điểm và tăng dần theo thời gian. Quan trọng là bạn phải luôn luôn viết nội dung mới và cập nhật nội dung cũ theo chu ký 3 tháng/1 lần audit để Google luôn đánh giá là nội dung mang tính mới mẻ và hữu ích.
Điểm DA thấp thì có ảnh hưởng tới SEO không?
Đương nhiên không rồi. Như Seosonic đã giải thích ở trên thì điểm DA không phải là tiêu chí xếp hạng của công cụ Google. Nhưng, điểm thấp phản ánh việc website bạn có ít cơ hội được xếp hạng vị trí cao trong SERPs. Đồng thời nó cũng phản ánh nội dung trên trang, các yếu tố về Onpage và Offpage cần được audit, tối ưu hóa lại sao cho chuẩn chỉnh nhất.
Kết luận
Sau khi đọc xong bài chia sẻ của Seosonic chắc hẳn bạn đã hiểu Domain Authority là gì rồi phải không. Đây là tuy không phải là chỉ số mà Google dùng để xếp hạng, nhưng nó là thước đo để chúng ta dễ dàng đánh giá được sức mạnh và khả năng xếp hạng của website trong trang kết quả tìm kiếm. Hiểu rõ bản chất và tầm quan trọng của Domain Authority là bước đệm thiết yếu để các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân xây dựng chiến lược SEO hiệu quả, từ đó nâng cao thứ hạng website, thu hút lượng truy cập lớn và thúc đẩy mục tiêu kinh doanh.