Bounce rate là một nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh của SEO và hiệu quả trang web. Bạn sẽ làm gì để giảm bounce rate? Để hiểu rõ bounce rate và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, thì trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về bounce rate, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao và các chiến lược hiệu quả để giảm thiểu chỉ số này, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.
Bounce rate là gì?
Bounce Rate (tỉ lệ thoát) là một chỉ số quan trọng trong việc phân tích web, nó phản ánh tỉ lệ phần trăm người dùng truy cập một trang web và rời khỏi mà không thực hiện bất kì hành động nào khác, như là nhấp vào liên kết hay xem các trang khác. Nói chung, nếu người dùng chỉ xem một trang duy nhất và sau đó rời đi, được coi là bounce.
Lý do người dùng thoát trang là gì?
Nội dung trang web chưa đáp ứng đúng với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, nội dung trang web không phù hợp với tiêu đề hoặc mô tả meta, khiến cho khách hàng cảm thấy bị đánh lừa, hay thông tin trang web cung cấp chưa đủ thông tin mà người dùng cần hoặc nội dung chưa được cập nhật thường xuyên.
Các cấu trúc menu không rõ ràng, logic, khiến cho người dùng khó khăn khi tìm kiếm thông tin cần thiết. Các liên kết trên trang web bị lỗi và trang web sử dụng quá nhiều quảng cáo hoặc pop-up gây khó chịu cho người dùng.
Tốc độ tải trang chậm cũng sẽ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu và mất kiên nhẫn. Do hình ảnh trên trang web quá lớn, mã trang web thì lại phức tạp, chưa được tối ưu hóa.
Giao diện trang web đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ cũng là lý do người dùng thoát trang, một trang web sử dụng quá nhiều chữ, ít hình ảnh và video sẽ làm cho trang web không bắt mắt, bốc cục sẽ dễ bị lộn xộn, khó nhìn.
Tại sao chỉ số Bounce rate lại quan trọng đối với trang web?
Tỉ lệ thoát trang cao cho thấy người dùng chưa hài lòng với trang web, do họ chưa tìm thấy thông tin mà họ cần, trang web khó điều hướng hoặc tốc độ tải quá chậm. Điều này dẫn đến việc giảm lượng truy cập hay tỷ lệ chuyển đổi.
Một chiến dịch marketing hiệu quả còn phụ thuộc vào việc đánh giá dựa trên bounce rate, nếu bạn chạy một chiến dịch quảng cáo nào đó mà tỷ lệ thoát trang cho trang địch của bạn quá cao, cho thấy chiến dịch đó chưa thật sự hiệu quả và bạn cần điều chỉnh lại để thu hút khách hàng hơn.
Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể sử dụng bounce rate để đánh giá chất lượng và sự liên quan của trang web. Tỉ lệ thoát trang quá cao có thể xem là trang web có vấn đề về SEO
Theo dõi tỉ lệ thoát trang và phân tích các nguyên nhân để đưa ra các giải giáp cải thiện cho trang web, giúp thu hút người dùng ở lại lâu hơn. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng lượng truy cập vào trang web của bạn và doanh thu.
Bounce rate bao nhiêu là tốt?
Mỗi trang web sẽ có tỉ lệ thoát trang là khác nhau, có rất nhiều yếu tố phụ thuộc vào bao gồm loại trang web, mục tiêu của người dùng và vị trí địa lí. Tuy nhiên, để Bounce Rate được cho là tốt thì nên nằm trong khoảng <=50%, nếu tỉ lệ thoát trên 70% thì được coi là cao.
Cách kiểm tra tỉ lệ Bounce Rate đơn giản nhất
Công thức tính tỉ lệ Bounce Rate của toàn bộ website
Công thức để tính tỉ lệ bounce rate cho toàn bộ website:
Tỉ lệ Bounce Rate = (Số lượt truy cập chỉ xem 1 trang trên website / Tổng số lượt truy cập vào website) * 100%
Trong đó:
- Số lượt truy cập chỉ xem 1 trang trên website: là số lượng lượt truy cập chỉ xem duy nhất một trang trên website của bạn và sau đó rời đi.
- Tổng số lượt truy cập vào website: là tổng số lượt truy cập vào tất cả các trang trên website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định
Các công cụ hỗ trợ phân tích web
Sử dụng google analytics:
Google analytics là một công cụ phân tích web miễn phí, phổ biến nhất, nó cung cấp cho người dùng nhiều thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập trên trang web, bao gồm tỉ lệ thoát.
Sử dụng các plugin WordPress:
Có thể sử dụng một vài plugin phổ biến để theo dõi tỉ lệ thoát trang, khi sử dụng WordPress để lưu trữ trang web
- MonsterInsights: Plugin này cung cấp nhiều thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập trang web, bao gồm tỷ lệ thoát.
- Google Analytics Dashboard for WP: Plugin này cho phép thêm Google Analytics vào bảng điều khiển WordPress của mình, nơi bạn có thể xem tỷ lệ thoát và các số liệu khác.
- WP-Optimize: Plugin này giúp tối ưu hóa hiệu suất trang web, điều này có thể giúp giảm tỷ lệ thoát.
Sử dụng công cụ SEO
SEMrush và Ahrefs là một trong số công cụ SEO cung cấp thông tin về tỉ lệ thoát trang, nó sẽ cung cấp các báo cáo liên quan đến trang web của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể xem được chỉ số Bounce Rate tại công cụ Similer Web.
Yếu tố quyết định Bounce Rate của Website
Mục đích và hành vi khách hàng
Phải hiểu rõ mục đích và hành vi của khách hàng để đáp ứng đúng với kỳ vọng của họ, việc. Nếu mục đích của người dùng khi truy cập trang web không được đáp ứng, họ sẽ rời trang nhanh chóng, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn.
Loại hình website
Đối với các trang thương mại điện tử, thì trang web bán hàng trực tuyến thường có tỉ lệ thoát thấp hơn do người dùng cần duyệt qua nhiều sản phẩm và quy trình mua hàng. Đối với các trang về tin tức hay blog thì thường sẽ có tỉ lệ thoát trang cao hơn vì người dùng có thể chỉ đọc một hai bài viết rồi rời đi. Còn với trang dịch vụ thường có tỉ lệ thoát trang là trung bình, điều này còn phụ thuộc vào khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Loại hình landing page
Các trang sẽ được thiết kế để thúc đẩy hành động cụ thể như đăng kí, tải về,…, cung cấp đầy đủ thông tin cụ thể cho người dùng, đáp ứng đúng với nhu cầu của họ, nên tỉ lệ thoát trang có thể sẽ thấp hơn nếu CTA (call to action) hiệu quả.
Chất lượng landing page
Trang web có thiết kế đẹp, bắt mặt, dễ sử dụng, tối ưu hóa được trải nghiệm người dùng, nội dung hấp dẫn, đem lại nhiều giá trị và liên quan đến nhu cầu của khách hàng, thì sẽ thu hút được họ truy cập vào trang web của bạn, giúp giữ chân khách hàng ở lại trang web lâu hơn
Loại hình content
Hạn chế viết bài quá dài, gây lan man cho người đọc. Cần tập trung vào nội chính, viết chi tiết, đầy đủ đúng với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Thêm hình ảnh, video để làm tăng sự hứng thú cho người xem.
Loại hình kinh doanh
Đối với mô hình B2B (Business to Business) thường có tỉ lệ thoát trang thấp hơn, do khách hàng phải xem xét kỹ lưỡng, tìm kiếm thông tin chi tiết và chuyên sâu để lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp
Đối với mô hình B2C (Business to Customer) sẽ có tỉ lệ thoát trang cao hơn, do khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho một sản phẩm và quyết định mua hàng là ngẫu nhiên
Chất lượng traffic
Lưu lượng traffic được cập nhật từ các nguồn tin cậy, như việc tìm kiếm tự nhiên hoặc email marketing, thường sẽ có tỉ lệ thoát thấp hơn so với traffic từ quảng cáo hay mạng xã hội
Loại hình kênh truyền thông
- SEO: Traffic từ kết quả tìm kiếm tự nhiên thường có tỷ lệ thoát thấp hơn vì người dùng tìm kiếm nội dung cụ thể.
- PPC: Quảng cáo trả tiền có thể có tỷ lệ thoát cao hơn nếu không nhắm đúng đối tượng hoặc không cung cấp giá trị ngay lập tức.
- Mạng xã hội: Lưu lượng truy cập từ mạng xã hội có thể có tỷ lệ thoát cao do tính chất duyệt web nhanh và không mục đích rõ ràng.
Đối tượng người dùng
Các nhóm tuổi và giới tính khác nhau có hành vi duyệt web khác nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát. Người dùng từ các khu vực địa lý khác nhau có thể có sự quan tâm và hành vi khác nhau trên trang web.
Trường hợp lượt truy cập không được tính Bounce Rate là gì?
Event Tracking
Khi người truy cập vào một trang web và kích hoạt một sự kiện được theo dõi trước khi rời trang web, lượt truy cập đó sẽ không được tính là Bounce Rate, do google analytics coi sự kiện kích hoạt là dấu hiệu cho thấy người dùng đã tương tác với nội dung trên trang web, ngay cả khi họ không truy cập thêm các trang khác.
Social Interactions Tracking
Người dùng truy cập vào một trang web và thực hiện một hành động tương tác xã hội được theo dõi trước khi rời khỏi trang web, lượt truy cập cập đó cũng không tín là bounce rate
Sự kiện được theo dõi tự động thực hiện
Sự kiện được theo dõi tự động trong google analytics, ví dụ như xem video được phát tự động hay tải xuống tệp tin. Nếu người dùng kích hoạt một sự kiện được theo dõi tự động và sau đó rời khỏi trang web, thì lượt truy cập đó cũng không được tính là bounce rate.
Trùng nhiều GATC trên website
Nếu có nhiều mã google analytics (GATC) được cài đặt trên cùng một trang web, điều này có thể dẫn đến việc theo dõi lượt truy cập không chính xác.
Trong một số trường hợp, GATC trùng lặp có thể khiến Google Analytics tính nhầm lượt truy cập chỉ xem 1 trang là Bounce Rate, mặc dù người dùng thực sự đã truy cập thêm các trang khác trên website.
Một số gợi ý giúp giảm chỉ số Bounce rate cho website
Ngưng tập trung vào những yếu tố đem lại traffic giá trị thấp
Tập trung vào các kênh mang lại người dùng chất lượng cao như tìm kiếm tự nhiên (SEO), email marketing và mạng xã hội có mục tiêu cụ thể. Đảm bảo rằng các chiến dịch PPC (quảng cáo trả phí) và quảng cáo mạng xã hội nhắm đúng đối tượng và từ khóa phù hợp. Sử dụng Google Analytics để phân tích hiệu suất của các nguồn lưu lượng khác nhau và loại bỏ hoặc điều chỉnh những nguồn có tỷ lệ thoát cao.
Tối ưu tốc độ trang trên PC và cả di động
Sử dụng định dạng hình ảnh nhẹ, nén hình ảnh và tài liệu để giảm thời gian tải trang. Phân phối nội dung qua nhiều máy chủ trên khắp thế giới để giảm thời gian tải trang cho người dùng ở các khu vực khác nhau. Nén và kết hợp các tệp JavaScript và CSS để giảm số lượng yêu cầu HTTP. Sử dụng kỹ thuật lưu trữ bộ nhớ cache để giảm thời gian tải lại trang.
Chú trọng nội dung chất lượng
Đảm bảo rằng nội dung của bạn đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người dùng. Cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích và cập nhật. Sử dụng tiêu đề, đoạn văn ngắn, danh sách bullet, và các yếu tố định dạng khác để làm cho nội dung dễ đọc và hấp dẫn. Sử dụng kết hợp văn bản, hình ảnh, video, infographic và các dạng nội dung khác để thu hút người dùng và giữ họ ở lại trang lâu hơn.
Sử dụng liên kết nội bộ trong bài
Chèn các liên kết đến các bài viết hoặc trang liên quan trong nội dung để khuyến khích người dùng duyệt qua nhiều trang hơn. Đảm bảo rằng các liên kết nội bộ được làm nổi bật và dễ nhận biết.
Thêm tính năng hiển thị bài viết liên quan
Sử dụng widget hoặc plugin để hiển thị các bài viết liên quan dưới cuối mỗi bài viết. Tích hợp các công cụ AI hoặc machine learning để đề xuất các bài viết liên quan dựa trên hành vi và sở thích của người dùng.
Dùng Pop-up hợp lý
Sử dụng pop-up một cách hạn chế và không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Tránh sử dụng quá nhiều pop-up cùng một lúc. Cung cấp giá trị thực sự như giảm giá, nội dung độc quyền hoặc đăng ký nhận tin hữu ích thay vì chỉ quảng cáo.
Hạn chế quảng cáo
Giảm số lượng quảng cáo hiển thị trên trang để tránh làm phiền người dùng. Đặt quảng cáo ở những vị trí không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như dưới cuối trang hoặc bên cạnh nội dung chính.
Dùng Page Level Survey
Sử dụng các công cụ khảo sát như Google Surveys hoặc các plugin khác để thu thập phản hồi từ người dùng về trải nghiệm của họ trên trang. Đặt các câu hỏi ngắn gọn, cụ thể để người dùng dễ dàng trả lời và cung cấp phản hồi hữu ích. Phân tích phản hồi từ khảo sát để hiểu rõ các vấn đề người dùng gặp phải và cải thiện trải nghiệm trang web.
Kết luận
Hiểu và quản lý bounce rate là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO và tối ưu hóa trang web. SEOSONIC luôn nhấn mạnh rằng hãy tập trung vào trải nghiệm người dùng, cung cấp nội dung chất lượng và liên tục theo dõi, điều chỉnh, bạn có thể giảm tỷ lệ thoát trang, giữ chân người dùng lâu hơn và cải thiện hiệu suất tổng thể của trang web. Một khi đã tối ưu hóa được tỉ lệ Bounce Rate, bạn có thể cải thiện hiệu quả tổng thể của trang web và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.